Di sản Emma_Goldman

Goldman được biết đến rộng rãi khi sinh thời, được mô tả (bên cạnh những tên gọi khác) là "người đàn bà nguy hiểm nhất ở Mỹ".[186] Từ sau khi bà mất tới giữa thế kỷ hai mươi, tên tuổi bà mờ nhạt dần. Các học giả và sử gia về chủ nghĩa vô chính phủ xem bà là một diễn giả và nhà hoạt động vĩ đại, nhưng không xem bà là một lý thuyết gia, một nhà tư tưởng ngang tầm với, chẳng hạn, Kropotkin.[187]

Bức hình Goldman, thường đi kèm với một câu diễn lại ý của bà—"If I can't dance, I don't want to be in your revolution" (tạm dịch: "Nếu không được khiêu vũ, tôi không muốn tham gia vào cuộc cách mạng của anh"—đã được thể hiện trên vô số những grafiti trên tường, trang phục, nhãn dán và tranh dán như một biểu tượng của tự do.

Năm 1970, Dover Press tái bản tiểu sử của Goldman, Living My Life, và vào năm 1972, nhà văn đấu tranh nữ quyền Alix Kates Shulman cho in một tập hợp những bài viết và diễn văn của Goldman mang tên Red Emma Speaks. Những tác phẩm này đem cuộc đời và bài viết của bà tới một công chúng rộng rãi hơn, và bà được ngợi ca bởi làn sóng mới của phong trào phụ nữ cuối thế kỷ 20. Năm 1973, Shulman được một người bạn ngành in ấn hỏi nên lấy một câu trích nào từ Goldman để in vào áo thun. Bà lấy một đoạn trích trong Living My Life về "quyền tự biểu đạt, quyền của mọi người với những thứ đẹp đẽ, tỏa sáng", kể rằng bà bị người ta chê trách rằng "một người vận động quần chúng không cần phải khiêu vũ".[188] Nhà in đã tạo ra một khẩu hiệu dựa trên những lời này, nay được xem là một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Goldman, mặc dù không phải là nguyên văn lời bà: "If I can't dance I don't want to be in your revolution" (tạm dịch: "Nếu không được khiêu vũ, tôi không muốn tham gia vào cuộc cách mạng của anh").[189] Những biến thể khác nhau của câu này đã xuất hiện trên hàng nghìn áo thun, tranh dán, cốc cà phe, mũ, và các vật dụng khác.[188]

Phong trào nữ quyền những năm 1970 "tái phát hiện" Goldman đi kèm với một phong trào vô chính phủ trỗi dậy, bắt đầu từ cuối những năm 1960, cũng làm sống lại sự quan tâm của giới học giả với những người vô chính phủ thời trước. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa nữ quyền cũng khởi động sự đánh giá lại những tác phẩm triết học của Goldman, với nhiều học giả chỉ ra tầm quan trọng của những đóng góp của bà trong tư tưởng vô chính phủ thời bà. quan điểm của Goldman về giá trị mỹ học, chẳng hạn, có thể thấy trong những ảnh hưởng sau này về chủ nghĩa vô chính phủ và nghệ thuật. Tương tự, Goldman ngày nay được ghi nhận là đã ảnh hưởng quan trọng và mở rộng phạm vi của hoạt động đấu tranh trên các lĩnh vực về tự do giới tính, quyền sinh sản, và tự do biểu hiện.[190]

Goldman được thể hiện trong nhiều tác phẩm hư cấu, bao gồm phim Reds (1981) của Warren Beauty trong đó Maureen Stapleton đóng vai Goldman nhận được Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.[191] Goldman cũng là một nhân vật trong hai nhạc kịch Broadway, RagtimeAssassins. Các vở kịch nói mô tả cuộc đời Goldman bao gồm vở kịch của Howard Zinn, Emma;[192] Mother Earth (1991) của Martin Duberman;[193] Emma Goldman: Love, Anarchy, and Other Affairs của Jessica Litwak (nói về quan hệ với Berkman và liên hệ trong vụ ám sát McKinley); Love Ben, Love Emma của Lynn Rogoff (về quan hệ với Reitman);[194] và Red Emma của Carol Bolt.[195] Tiểu thuyết năm 1941 của Ethel Mannin, Red Rose (Hoa hồng đỏ) cũng dựa trên cuộc đời Goldman.[196]

Tên bà được vinh danh bời một số tổ chức, bao gồm Phòng khám Emma Goldman, một trung tâm y tế cho phụ nữ ở Iowa City, Iowa[197] và Quán cà phê sách Red Emma ở Baltimore, Maryland.[198]

Paul Gailiunas và vợ quá cố Helen Hill cùng sáng tác một bài hát cho phong trào vô chính phủ mang tên "Emma Goldman", được ban nhạc Piggy: The Calypso Orchestra of the Maritimes biểu diễn và ghi đĩa năm 1999.[199] Ca khúc sau đó được ban nhạc mới của Gailiunas The Troublemakers biểu diễn và ấn hành trong album Here Come The Troublemakers (2004).[199]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Emma_Goldman http://divergences.be/spip.php?article425&lang=fr http://ditext.com/goldman/russia/russia.html http://www.doollee.com/PlaywrightsR/rogoff-lynn.ht... http://www.emmagoldman.com/index.shtml http://movies.nytimes.com/movie/40771/Reds/awards http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9A0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9A0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9D0...